Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Cô em gái Nguyễn Hồng Phương của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ trong thời gian 11 năm, khởi đầu từ 1 cửa hàng sao chép đĩa lậu đã làm nên khối tài sản nổi khổng lồ 3,400 tỷ với 27 doanh nghiệp, trở thành bà hoàng trong lĩnh vực bất động sản tại TPHCM và nhiều tỉnh thành. Thằng em Hà Văn Thắm cũng từ hai bàn tay trắng, chỉ trong vòng 5 năm đã có 5,000 tỷ với hơn 40 công ty, trở thành ông trùm trong giới mafia tài chính.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đang diễn trò mua vui cho cử tri
Câu hỏi ngỏ về nguồn gốc các khối tải sản của Phương và Thắm đã dần dần sáng tỏ, ngoài sự hỗ trợ tích cực của ông anh Nguyễn Sinh Hùng - UVBCT, khi còn là Phó Thủ tướng thường trực - bằng cách thâu tóm các dự án bất động sản và buộc hệ thống ngân hàng Nhà nước phải cho Phương vay với số lượng tiền lớn, lãi suất thấp, không cần có tài sản thế chấp. Kẻ chủ động thực hiện việc này là Hà Văn Thắm với sự cộng tác tích cực của Nguyễn Xuân Sơn – Phó tổng giám đốc tập đoàn dầu khí (PVN) lúc mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch sau khi ông Thực nghỉ hưu. Một thông tin còn khá ít người biết, nguồn vốn chính của nhóm này lại đến từ dầu khí, đó cũng là nguyên nhân mà Phương mở công ty “ma” mang tên Công ty CP Bất động sản Dầu khí – SSG với số vốn 400 tỷ đồng, trong đó Phương chiếm 49% cổ phần nhằm thực hiện nghiệp vụ “luân chuyển” vốn.
Ông Nguyễn Sinh Hùng và em gái Chủ tịch SSG Nguyễn Hồng Phương
Sự việc được tiết lộ, ông Nguyễn Xuân Sơn vốn là Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương (OCEAN Bank), khi đó Sơn cùng Hà Văn Thắm đã là người thân tín của ông Nguyễn Sinh Hùng. Từ khi làm Bộ trưởng Tài chánh, ông Sinh Hùng đã biết rất rõ các khoản tiền của ngành dầu khí cần phải gửi ngân hàng, nhất là các khoản tiền phí các công ty nước ngoài trả qua thăm dò hoặc dọn dẹp các giếng khoan. Số tiền đó không dưới 1 tỷ USD. Khi ông Đinh La Thăng được điều về làm Tổng giám đốc PVN cũng là lúc ông Nguyễn Sinh Hùng tính toán lợi ích cho mình. Ông đã gợi ý cho ông Vũ Huy Hoàng là Bộ trưởng Bộ Công Thương xui ông Nguyễn Xuân Sơn về PVN và bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chánh, thực chất là để nắm số lượng tiền nói trên.

Theo chỉ đạo của ông Nguyễn Sinh Hùng, mà trực tiếp là ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn đã mang những khoản tiền nói trên gửi vào Ngân hàng Đại Dương (OCEAN Bank), do Hà Văn Thắm nắm giữ. Theo thông tin được biết, số tiền gửi vào cho Hà Văn Thắm khoảng trên 10 ngàn tỷ đồng. Còn có tin ông Nguyễn Xuân Sơn còn gửi ở Ngân hàng  Đông Nam Á (SEABank) do bà Nguyễn Thị Nga làm chủ tịch khoảng trên 4 ngàn tỷ đồng. Việc ăn chia tỉ lệ lãi gửi như thế nào đều do ông Sơn bàn với Hà Văn Thắm. Chỉ biết số tiền lãi này Sơn có chia cho ông Nguyễn Sinh Hùng thông qua tay trợ lý Hoàng Văn Chánh. Khi đã có được khoản tiền dầu khí nói trên, Thắm làm nhiệm vụ rút tiền từ Ngân Hàng Đại Dương (OCEAN Bank) gửi cho Nguyễn Hồng Phương theo hình thức cho vay thực hiện các dự án. Phương và Thắm đều tạo ra các công ty ma để thực hiện việc rút tiền, không cần có tài sản thế chấp. Bằng thủ đoạn này, Nguyễn Hồng Phương đã thực hiện hàng loạt các dự án để phất lên nhanh chóng như thông tin mà mọi người đều biết. (Xem chi tiết ở cuối bài)

Ông Đinh La Thăng, Hà Văn Thắm chứng kiến Tổng giám đốc Ocean Bank Nguyễn Xuân Sơn ký “thoả thuận” hợp tác đầu tư với PVC
Ông Nguyễn Sinh Hùng không chỉ lo cho đám đệ tử, đối với người nhà ruột thịt ông cũng tạo điều kiện tối đa. Cũng nhờ cái uy của ông nắm ngành tài chánh, ông đã ép được Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và lãnh đạo PVN bố trí cho 2 người em ruột của ông nắm giữ các chức vụ chủ chốt, ở những khâu có nhiều tiền nhất. Người thứ nhất là cô em Nguyễn Thị Lan giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS) từ đầu năm 2011. Người thứ 2 là cậu em Nguyễn Sinh Khang, sau khi yên vị ở vị trí Chủ tịch PVOIL lại tiếp tục được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc PVN sau đó không lâu (8/2011).
Chủ tịch PVOIL Nguyễn Sinh Khang (đứng) báo cáo về kế hoạch triển khai dự án xây dựng Tổng kho xăng dầu Vũng Áng
Từ khi nắm PVGAS, bà Nguyễn Thị Lan bằng việc gian lận mua vật tư và nhập nhằng giá Gas, đã chiếm đoạt hàng triệu USD. Đầu năm 2013, bà Lan bị thanh tra phát hiện và được lệnh hạ cánh an toàn bằng cách xin nghỉ việc với lý do chồng bị ung thư rồi hai vợ chồng đi Canada, nay đã định cư ở Úc. Thực chất thì cả hai vợ chồng đều khoẻ mạnh, giờ thì có thánh cũng chẳng làm gì được bà Lan, Tập đoàn Dầu khí thì dĩ nhiên phải ỉm luôn chuyện này (ai đã từng kinh qua vị trí lãnh đạo PVN đều biết). Tại sao vợ chồng bà Nguyễn Thị Lan đi định cư ở nước ngoài dễ dàng như thế? Được biết lúc đầu Úc không chấp nhận cho nhập cảnh, vợ chồng bà Lan phải qua Canada trước. Đến cuối năm 2013, vợ chồng bà Lan đã được chính phủ Úc chấp nhận cho định cư. Dư luận bàn tán nếu Nguyễn Sinh Lan không phải là em ông Sinh Hùng thì vụ việc đã được làm rõ  và bà Lan không thể ra nước ngoài định cư dễ dàng như vậy. Một điều đáng nói hơn, trong hồ sơ Đảng của ông Hùng hoàn toàn không nhắc gì đến việc cô em gái Nguyễn Thị Lan trở thành công dân Úc sau khi các sai phạm bị phát hiện và nghỉ hưu non tại PVGAS.
Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch PVGas nay đã định cư Úc
Chính vì bảo vệ được những nguồn thu từ Tập đoàn Dầu khí, ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã gây sức ép với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương, kết hợp với ông Đinh La Thăng phải đưa bằng được Nguyễn Xuân Sơn, Phó tổng giám đốc lên làm Chủ tịch. Hoàng Văn Chánh và Nguyễn Hồng Phương phụ trách ôm tiền gõ nhiều cửa chạy cho Sơn. Kết quả ai cũng biết là ông Sơn đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí với số phiếu “tín nhiệm”  cao hơn người khác. Hiện nay còn mảng lắp ghép cuối cùng cho chức Tổng giám đốc PVN, được biết ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định giao cho ông Sơn kiêm Tổng giám đốc với ý đồ sau đó sẽ dựng ông Nguyễn Quốc Khanh vào vị trí này. Như thế, ông Chủ tịch Quốc hội mới nắm được Ngành dầu khí. Nếu quả đúng là tình hình diễn ra như vậy, thì ngành Dầu khí nước ta gặp thảm hoạ. Vì cả ông Nguyễn Xuân Sơn và ông Nguyễn Quốc Khánh đều không có chuyên môn về khai thác dầu và lẽ tất yếu là tiền của ngành Dầu khí sẽ bị gia đình ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục “thăm dò và khai thác” đến khi cạn kiệt.
Hà Văn Thắm (áo trắng) và Nguyễn Hồng Phương (áo đỏ đứng cạnh, bên phải) đồng chủ trì lễ tế khởi công dự án Saigon Airport Plaza
Nay Cơ quan Điều tra đã bắt Hà Văn Thắm. Mọi người hãy chờ xem Thắm sẽ khai ra những điều gì của nhóm lợi ích này, nhất là việc ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo cho Hà Văn Thắm, Nguyễn Hồng Phương thôn tính Ngân hàng Bảo Việt và hành vi khống chế ngành dầu khí nhằm làm “kinh tế gia đình” của ông Hùng sẽ được làm sáng tỏ.

* Dưới đây là Thỏa thuận đặt cọc mua Khu phức hợp Văn phòng SSG Tower giữa Công ty cổ phần S.S.G Văn Thánh (Công ty con của Nguyễn Hồng Phương) và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương của Hà Văn Thắm: tiền đặt cọc là 146.305.187.840 VND, chiến 20% trị giá chuyển nhượng 731.141.734.400 VND là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm tạo ra các công ty ma để rút tiền ngân hàng, không cần có tài sản thế chấp để thực hiện hàng loạt các dự án:
















Dưới đây là Phụ lục Thỏa thuận giữa Công ty cổ phần S.S.G Văn Thánh (Công ty con của Nguyễn Hồng Phương) và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương của Hà Văn Thắm: trị giá 731.525.939.200 VND là bằng chứng rõ ràng cho việc Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm tạo ra các công ty ma để rút tiền ngân hàng, không cần có tài sản thế chấp để thực hiện hàng loạt các dự án:



Nguồn: Internet 

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Quốc hội Việt Nam đã kết thúc cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc Hội bầu và phê chuẩn trong phiên họp sáng ngày 15/11/2014.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam chỉ mang tính trình diễn, không đúng với ý nghĩa của nó. Ở một Quốc hội dân chủ do dân bầu ra, ít ai bỏ phiếu tín nhiệm chung chung cho các chức danh, mà thông thường đối với một nhân vật lãnh đạo cụ thể hay cả nội các khi xảy ra scandal nào đó.
Chúng ta đang chứng kiến màn trình diễn của ông Nguyễn Sinh Hùng để mua vui cho cử tri
Quốc hội Việt Nam đề ra ba tiêu chuẩn, tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, có nghĩa là những người được bỏ phiếu ai cũng có tín nhiệm cả, chỉ cao hay thấp mà thôi! Và bỏ phiếu xong thì huề cả làng.

Quốc hội mới vừa bỏ phiếu tín nhiệm hồi Tháng Năm năm 2013 nay lại làm tiếp nhằm mục đích gì?

Người ta không thể bỏ qua sự kiện gần đây, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thẳng thắn phê phán, nếu không nói là phủ nhận, báo cáo về kinh tế của Chính phủ.

Trong phiên họp thường kỳ, Chính phủ đã đánh giá tình hình kinh tế xã hội rằng, khả năng tăng trưởng kinh tế cả năm có thể đạt 5.9% và năm 2015 dự tính đạt 6.1%; thu ngân sách vượt 9%, xuất siêu hơn 5 tỷ USD, ngoại tệ dự trữ tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm, v.v...

Thế nhưng, hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã đưa tin dường như trái ngược, qua lời của ông Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hùng có những phát biểu mạnh gây hoang mang dư luận.

Thái độ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được xem là sự phản ứng trước việc công an bắt giam Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt Trần Trọng Phúc, một thân hữu của ông, và tiếp theo là Hà Văn Thắm, Chủ tịch Ocean Bank, người cùng với Nguyễn Hồng Phương, em gái của ông Nguyễn Sinh Hùng, thôn tính ngân hàng Bảo Việt, với sự trợ giúp của ông Nguyễn Sinh Hùng.

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội lần này không có nội dung nào khác ngoài sát hạch dư luận, nhằm hạ uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nội các, xử lý những xung đột lợi ích, đồng thời chuẩn bị cho ý đồ nhân sự trong đại hội đảng 12 của ông Nguyễn Sinh Hùng. Nếu kết quả tương tự như trong 2013, ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ có con bài quan trọng để mặc cả, thỏa hiệp trong cuộc tranh giành ảnh hưởng.

Tuy nhiên, điều mà ông Nguyễn Sinh Hùng mong muốn đã không thực hiện được. Với ông Nguyễn Tấn Dũng, số phiếu tín nhiệm cao lần này tăng lên 110 phiếu, tức 320 phiếu, chiếm 64.39% số đại biểu Quốc hội. Số phiếu tín nhiệm thấp cũng giảm 92 phiếu, còn 68 phiếu, chiếm 13.68% số đại biểu Quốc hội.

Các nhân vật khác trong Chính phủ nói chung đều tăng mức tín nhiệm cao, đặc biệt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, một nhân vật đang cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng làm trong sạch khu vực tài chính-ngân hàng, đạt 323 phiếu tín nhiệm cao. Ông Ðinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, phiếu tín nhiệm cao từ 186 tăng lên gần gấp đôi, đạt 362 phiếu, chiếm 72.84% số đại biểu Quốc hội.

Trong cuộc chơi này, ông Nguyễn Sinh Hùng khó có thể chiếm lợi thế khi bị dính dáng đến tiêu cực của các tập đoàn sân sau (Trần Trọng Phúc, Hà Văn Thắm, Nguyễn Hồng Phương, em gái của ông Nguyễn Sinh Hùng, thôn tính ngân hàng Bảo Việt, với sự trợ giúp của ông).

Chủ tịch Quốc hội đã ép Thống đốc Ngân hàng nhà nước rót 'món' tiền chi viện cho Bà Thái Hương, món tiền hơn 150 tỷ của bà Thái Hương sẽ đổ vào xây dựng đền thờ Tổ cho ông Chủ tịch Quốc hội, thì Thống đốc Nguyễn Văn Bình ra khỏi danh sách chất vấn! Sau đó ông Nguyễn Sinh Hùng lại làm trò đưa Thống đốc Bình vào danh sách Thường Vụ Quốc hội chất vấn.

Việc chấp vấn câu gì, thời gian bao lâu... rõ ràng nằm trong tay ông Nguyễn Sinh Hùng, do vậy chắc chắn chúng ta chứng kiến màn trình diễn của ông Nguyễn Sinh Hùng để mua vui cho cử tri và ở hậu trường ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ lại bỏ túi được cả triệu trăm ngàn Mỹ kim.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, một con người cơ hội, ích kỷ, khôn lỏi và tráo trở nếu ngồi vào ghế Thủ tướng hoặc Tổng Bí Thư trong đại hội đảng lần thứ 12, thì đất nước Việt Nam sẽ chìm đắm, không lối thoát, trong sự cai quản của tập đoàn mafia nhà nước Nguyễn Sinh Hùng.

Còn Tập đoàn SSG của Nguyễn Hồng Phương, em gái của Nguyễn Sinh Hùng, không chỉ thôn tính ngân hàng Bảo Việt, mà sẽ tiến tới thâu tóm luôn các ngân hàng khác

Nguồn: Internet 

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Còn nhớ trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội trước tình hình nước sôi, lửa bỏng về các chính sách vĩ mô bị chi phối bởi các nhóm lợi ích lũng đoạn... Chủ tịch Quốc hội đã ép Thống đốc Ngân hàng nhà nước rót 'món' tiền 10.000 tỷ đồng của NHNN chi viện cho Bà Thái Hương chủ ngân hàng Bắc Á đã bị mất thanh khoản nghiêm trọng, sắp phá sản thì món tiền hơn 100 tỷ của bà Thái Hương hứa sẽ đổ vào xây dựng đền thờ Tổ mà ông Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo 'đã thả' Thống đốc Nguyễn Văn Bình ra khỏi danh sách chất vấn!

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Đến khi bức xúc của dư luận kết án về cái việc 'thả' bất bình thường của ông Nguyễn Sinh Hùng thì ông Chủ tịch Quốc hội lại làm trò đưa Thống đốc Bình vào danh sách Thường Vụ Quốc hội chất vấn.

Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ được gì từ việc này: Việc 'cho tháo chạy' khỏi đợt bị chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 như vậy, ông Nguyễn Sinh Hùng ám chỉ "Tao đã trả ơn chú em mày xong rồi!, bây giờ chú em mày muốn được hỏi nhẹ nhàng thì hãy chạy mau đến đây chung cho tao....". 

Việc chấp vấn câu gì, thời gian bao lâu... rõ ràng nằm trong tay ông Nguyễn Sinh Hùng, do vậy chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến màn trình diễn của ông Nguyễn Sinh Hùng để mua vui cho cử tri và ở hậu trường ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ lại bỏ túi được cả triệu trăm ngàn Mỹ kim.

Việc Chủ tịch Quốc hội ép Thống đốc Nguyễn Văn Bình còn được thể hiện trong cuốn băng ghi âm của Hà Văn Thắm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng tuyên bố: Tao sẽ dùng Thường vụ Quốc hội đuổi thằng Bình Thống đốc ra khỏi Ngân hàng Nhà nước”.

Không chỉ Thống đốc Bình bị ông Nguyễn Sinh Hùng dùng Thường vụ Quốc hội ép mà còn rất nhiều vị Bộ trưởng khác cũng vậy. Vừa đánh lừa được dư luận rằng Quốc hội làm việc "nghiêm túc", vừa khẳng định được vị thế của mình để mọi người phải luôn biết vị thế của Nguyễn Sinh Hùng là ai! Cái thời làm Phó Thủ tướng Chính Phủ đã qua rồi! Thật là nhất cử lưỡng tiện! Mục tiêu của ông Nguyễn Sinh Hùng trong giai đoạn cuối cùng này sẽ chỉ để VƠ VÉT TIỀN BẠC. Lẽ ra đã phải về nghỉ do quá tuổi, nhưng cố đấm ăn sôi không chịu rút theo 'lệnh' của Bộ Chính Trị, ăn may đã được phiếu đủ để ở lại. 

Chẳng qua các trung ương ủy viên đã bị lầm lẫn, tưởng rằng cho ông Nguyễn Sinh Hùng ở lại để làm đối trọng với phe cải cách.... Song, 180 cái đầu của UVTW đã quên rằng: ông Nguyễn Sinh Hùng bản chất đã là một kẻ tham lam vô độ, là kẻ nổi tiếng ăn tiền các dự án được rót tiền từ Chính Phủ, từ tài trợ ODA, đặc biệt các dự án trong lĩnh vực đầu tư Thủy lợi, Nông nghiệp.... ông Nguyễn Sinh Hùng luôn chỉ định nhà thầu của mình xuống các địa phương nhận các công trình này để chia lại cho ông...

Vợ trẻ, con nhỏ, ông Nguyễn Sinh Hùng thừa biết đây là nhiệm kỳ cuối cùng của đời mình, do vậy MỤC TIÊU TIỀN LÀ TẤT CẢ!

Nguồn: Internet

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 15/11/2014 đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Theo AFP, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với năm ngoái, ông chỉ được lượng phiếu tín nhiệm rất thấp.
Ông Nguyễn Tấn Dũng được gần 65% phiếu tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội - REUTERS /Kham
Khoảng 320/484 đại biểu đã bỏ phiếu « tín nhiệm cao » cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39%. Đây là một sự tương phản lớn lao so với năm ngoái, khi đến một phần ba trong Quốc hội chỉ « tín nhiệm thấp » đối với sự lãnh đạo của ông Dũng. Còn lần này, chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » cho Thủ tướng.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2013, là một nỗ lực của các nhà cai trị Việt Nam, nhằm xoa dịu các bất bình ngày càng tăng của dân chúng trước tình trạng thiếu trách nhiệm và tham nhũng. Các đại biểu có thể bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » « tín nhiệm » và « tín nhiệm cao » cho 50 chức danh lãnh đạo hàng đầu, trong đó có Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.

Theo báo chí nhà nước, quan chức nào nhận được trên 50% phiếu « tín nhiệm thấp » trong hai năm liên tiếp có thể bị yêu cầu từ chức. Nhưng cả năm nay lẫn năm ngoái, tất cả các lãnh đạo phải đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm đều xoay sở để có được số phiểu ủng hộ cần thiết, nhằm tránh né các biện pháp kỷ luật trong tương lai.

Năm nay, người chiếm được số phiếu cao nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 380 phiếu « tín nhiệm cao » (76,46%). Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bị chỉ trích dữ dội do nhiều vụ tai tiếng trong ngành y tế, là quan chức bị mất lòng dân nhất, đã nhận được đến 192 phiếu « tín nhiệm thấp ».

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà uy tín đã bị xói mòn bởi một loạt các xì-căng-đan tham nhũng và các quan ngại về việc lãnh đạo nền kinh tế, dường như đã thu hút được cảm tình hơn so với năm ngoái, nhờ mạnh mẽ lên tiếng đả kích Trung Quốc.

AFP nhắc lại, Hà Nội và Bắc Kinh đang căng thẳng trong vấn đề chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây hấn với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ, và dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc. Giàn khoan này được rút đi hồi tháng Bảy.

Ông Nguyễn Tấn Dũng không ngừng đả kích thái độ cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông, tranh thủ các diễn đàn khu vực trong đó có cả hội nghị ASEAN tại Miến Điện mới đây, để kêu gọi quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn nhằm kìm hãm hành động xâm lăng của Trung Quốc tại các vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.

Tuy các nhà quan sát hoan nghênh việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm – như một dấu hiệu cho thấy cố gắng của chế độ để làm dịu bớt sự bất mãn của dân chúng - nhưng nhiều người cho rằng kết quả bỏ phiếu là vô nghĩa, bên trong hậu trường các quan chức vẫn sẽ « đóng cửa bảo nhau ».

Còn theo nhận định của Reuters, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này diễn ra một năm trước Đại hội Đảng, là dịp để chọn lựa ra những người lãnh đạo, trong nỗ lực tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây. Theo những lời đồn đoán, thì đang có sự rạn nứt sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, giữa phe bảo thủ và phe được cho là cải cách.

Thụy My

Nguồn: RFI

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Nhiều năm trở lại đây, trên báo chí cũng như chốn tàu xe, quán xá… nhắc đến xứ Nghệ, dường như người ta liền nhắc đến đội bóng Sông Lam Nghệ An, đội bóng đang thu hút công chúng như một phép nghi binh thần diệu.

Chảo lửa sân Vinh - nỗi kinh hoàng của bất cứ đội bóng nào đến lượt phải đọ sức với các anh tài “quê choa”. Nhiều tuyển thủ quốc gia lừng tiếng xuất thân chốn này như Công Vinh, Văn Quyến. Và nhiều danh thủ nữa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố gây một cơn “địa chấn” trong dư luận: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai” 
Và SLNA chắc chắn sẽ đoạt quán quân các câu lạc bộ vô địch các quốc gia, nếu đề xuất sau đây được “dân choa” nghiêm túc xem xét: dù tốn kém bao nhiêu, cũng phải ráng mà tìm mọi cách đưa cho được danh thủ Nguyễn Sinh Hùng, đang thủ vai “đội trưởng đội Quốc hội”, về đội nhà “quê choa”. Chuyện bán độ xì xẹt đâu đó lâu nay? Khỏi lo! Ai có gan bán độ làm thiệt hại đội nhà “quê choa”? 

Trước đây ai cũng bảo, SLNA có thể còn thành công hơn hẳn, thậm chí có thể mãi mãi giữ Cup V-league và còn hơn thế, nếu các cầu thủ biết chơi bóng với tinh thần đồng đội hơn. Nghĩa là, đừng nặng cá nhân mà ham rê dắt, sút… mà khi bóng đến chân, phải lập tức chuyền bóng cho đồng đội đang ở vị trí có lợi hơn.

Và để điều đó trở thành hiện thực, ai có thể hơn người đang tả xung hữu đột, làm chủ sân Quốc hội?

Ai còn ngờ vực năng khiếu và lối chơi của cầu thủ nêu cao tinh thần đồng đội một cách đặc biệt này, xin nghe lại tuyên bố bất hủ của ông tại “sân Quốc hội”, sáng ngày 11-4-2014:

“Quốc hội tức là dân. Dân quyết sai thì dân chịu! Chứ kỷ luật ai?” (Nguyên văn tiêu đề dài dòng (đã bị tòa soạn thay đổi!) của bài phản ánh nội dung phần thảo luận trách nhiệm của cá nhân, tập thể khi chủ trương và quyết định đầu tư công sai lầm, trên VNECONOMY ngày 11-4-2014).

Xin tóm lược nội dung bài báo trên VNECONOMY ngày 11-4-2014 như sau:Từng được bàn thảo nhiều chiều tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phiên họp tháng 2/2014, quy định xử lý trách nhiệm liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư công tại dự án Luật Đầu tư công lại tiếp tục gây tranh cãi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 11/4.
Đặt câu hỏi, Quốc hội phê chuẩn dự án sai liệu có kỷ luật được Chủ tịch Quốc hội không, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng nếu quyết định chủ trương đầu tư là tập thể, thì không thể kỷ luật được.
Nhận xét lĩnh vực đầu tư công vốn nhiều tai tiếng, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng quyết định chủ trương đầu tư sai là gốc của lãng phí tham nhũng. Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, là có dấu hiệu phạm tội. Nên nếu chỉ nói phải bồi thường thiệt hại và kỷ luật là không đúng mà phải xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Chủ tịch, Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.
“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Trở lại chuyện đá banh, nếu SLNA lưỡng lự chần chừ, sẽ phải trả giá đắt hơn rất nhiều, mà còn chưa chắc đã có được cầu thủ siêu hạng này. Vì từ nhiều nguồn tin cho hay, sau tuyên bố bất hủ trên ở Quốc hội, bất chấp vấn đề tuổi tác, ông Nguyễn Sinh Hùng tìm mọi cách kể cả đá văng đồng đội để chuẩn bị cho cuộc tiếm ngôi "Tổng Bí thư".

Nguồn: VNECONOMY và tổng hợp từ internet

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

... Ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư, đã cho biết ông Nguyễn Sinh Hùng đã đặt vấn đề với ông về việc ủng hộ đắc cử làm Thủ tướng hoặc Tổng bí thư. Số người thân cận ông như Hoàng Văn Chánh, Hà Văn Thắm hay em ruột là bà Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch tập đoàn SSG) cũng đã úp mở tiết lộ vấn đề này. Trong các cuộc nói chuyện với số người thân cận gần đây, ông đã phê phán thẳng thừng việc điều hành của Thủ tướng và các bộ. Ông cho các đệ tử biết đã nhiều lần ông trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những tin xấu về tình hình kinh tế - xã hội. Ông cũng nói với các đệ tử rằng trong số các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay, thì không ai hơn được ông, chỉ có ông mới cứu vớt được tình hình kinh tế nước ta hiện nay... nếu hạ uy tín của Chính phủ và cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào lúc này thì sẽ rất có lợi cho ông... 
Ông Nguyễn Sinh Hùng tấn công Chính phủ và Thủ tướng để leo lên ghế "Tổng bí thư"
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chuẩn bị gì trước kỳ họp Quốc hội thứ 8, Khóa 13?

Trong những ngày cuối tháng 09 và đầu tháng 10, có nhiều sự kiện quan trọng được giới truyền thông đăng tải, khiến dư luận quan tâm. Trong đó có thông tin trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đã đánh giá tình hình kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng đạt tới 5,8%; cả năm có thể đạt 5,9% và triển vọng năm 2015 đạt 6,1%. Có 13/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2014 do Quốc Hội nêu ra đã đạt được, chỉ số CPI ở mức 5%, thu ngân sách vượt 9%, xuất siêu trên 2,5 tỷ USD, ngoại tệ dự trữ tăng ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể.

Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội của Việt Nam theo xu hướng tích cực. Việt Nam vẫn là nước hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên Chính phủ cũng chỉ rõ những tồn tại, yếu kém trong những lĩnh vực cụ thể và nêu hướng khắc phục từ nay đến cuối năm. Dư luận rất phấn khởi với đánh giá đó.

Nhưng cũng chỉ sau hơn 10 ngày (08/10/2014), Ủy ban thường vụ Quốc hội và ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội; sau khi nghe Uỷ ban Tài chính Ngân sách và Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo; đã có những đánh giá rất tiêu cực về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta; nhất là đánh giá kết luận của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gây hoang mang trong dư luận, không biết tin vào đâu. Vẫn biết trong hệ thống chính trị nước ta, có những số liệu hoặc có những kết luận chưa thống nhất được với nhau, đó là chuyện thường xảy ra. Nhưng đây là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ (ông Thủ tướng) và ông Chủ tịch Quốc hội lại đưa ra thông tin trái ngược nhau là chuyện không bình thường.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: “Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”.
Không bình thường ở chỗ lời phát biểu của ông Sinh Hùng phủ định hoàn toàn kết quả kinh tế - xã hội 9 tháng. Báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ là 2 tờ báo “cánh tay phải của Đảng” đã đưa tin khá cụ thể lời của ông Nguyễn Sinh Hùng. Tuy vậy, vẫn cần phải nêu lại để mọi người suy gẫm. Ông nói:

“Phải cân bằng thu – chi. Thu lấy mà chi, chứ bây giờ cứ phát hành trái phiếu lu bù, vay lu bù để chi thì chết thôi”.

“Thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết, chi đầu tư các đồng chí hãm lại, rồi cứ vay nợ ào ào. Như vậy thì làm sao phát triển được đất nước, rồi trả nợ không được thì sụp đổ”.

“Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”.

Ông cũng phê bình báo cáo của chính phủ lời văn quá cứng nhắc khi đề xuất không tăng lương trong năm 2015, không bố trí được nguồn vốn giải quyết an sinh xã hội. Ông nhắc nhở chính phủ phải điều chỉnh lại cơ cấu chi: “Các đồng chí tính thế nào thì tính, phải đảm bảo 50% chi thường xuyên, 30% chi đầu tư, 20% trả nợ trong tổng chi ngân sách”.

Ông cũng phê bình gay gắt các bộ trưởng, ông nói: “Hiện nay nhiều lãnh đạo bộ ngành ngồi thụ động, chờ có bao nhiêu tiền để chi. Thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết”. Ông còn nói nhiều về sự yếu kém trong điều hành về tài chính, tiền tệ; để tỷ lệ nợ công quá cao. Ông nói: “Tôi thấy xấu lắm rồi. Trước đây chúng ta vay hạn 10, 15, 20 năm. Bây giờ các đồng chí phát hành trái phiếu chỉ có 2, 3 năm và thậm chí chỉ 1 năm. Vậy cái việc trả nợ đè lên đầu lên cổ làm sao mà sống được …”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: ‘Cứ ăn hết thì lấy gì mà tiêu’
Trong bài viết này, tôi không đi sâu vào phân tích đúng sai giữa thông tin của Chính phủ với những thông tin của Uỷ ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội và phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Vì cá nhân tôi không đủ thông tin và không đủ tầm để nêu vấn đề đó. Với tư cách là cán bộ đã lãnh đạo Văn phòng Chính phủ nhiều năm thì đây là lần đầu tiên có chuyện người đứng đầu Quốc hội lại công khai phản bác đánh giá của Chính phủ với lời lẽ nặng nề như vậy. Tôi có cảm tưởng ông Nguyễn Sinh Hùng đang đứng ngoài hệ thống chính trị của nước ta, ông là người có quyền lực nhất của nước này. Bản thân tôi thấy có cái gì đó thật khác lạ.

Câu chuyện này tôi có trao đổi với một số anh em có trách nhiệm trong Chính phủ và cả những anh đã nghỉ công tác. Chúng tôi đều thống nhất đưa ra những nhận xét, đánh giá rất tiêu cực về ông Nguyễn Sinh Hùng, vì ông cũng mới từ Chính phủ mà ra. Có thể những đánh giá của chúng tôi sau đây khiến ông Nguyễn Sinh Hùng bực tức, nhưng sự thật nó vẫn là sự thật.

1) Một là: những phát biểu của ông trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa qua là có chủ đích nhằm tấn công Chính phủ và ông Thủ tướng. Ngay sau khi ông phát biểu, 2 tờ báo của Đoàn thể là Thanh Niên và Tuổi Trẻ đăng tin ngay, tường thuật đầy đủ chi tiết nội dung để chuyển tải đến toàn xã hội.

Vậy tại sao ông lại tấn công Thủ tướng và Chính phủ mạnh mẽ như vậy? Qua tìm hiểu tình hình từ những người thân của ông thì được biết – ông đang tích cực vận động để được tái cử ở Đại hội XII sắp tới. Ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư, đã cho biết ông Sinh Hùng đã đặt vấn đề với ông về việc ủng hộ tái cử làm Thủ tướng hoặc Tổng bí thư. Số người thân cận ông như Hoàng Văn Chánh, một nhân vật đặc biệt bí hiểm, Hà Văn Thắm (Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương) hay em ruột là bà Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch tập đoàn SSG) cũng đã úp mở tiết lộ vấn đề này. Trong các cuộc nói chuyện với số người thân cận gần đây, ông đã phê phán thẳng thừng việc điều hành của Thủ tướng và các bộ. Ông cho các đệ tử biết đã nhiều lần ông trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những tin xấu về tình hình kinh tế - xã hội. Ông cũng nói với các đệ tử rằng trong số các uỷ viên Bộ Chính Trị hiện nay, thì không ai hơn được ông, chỉ có ông mới cứu vớt được tình hình kinh tế nước ta hiện nay. 

Ông tin rằng, nếu hạ uy tín của Chính phủ và cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào lúc này thì sẽ rất có lợi cho ông. Những lời phát biểu của ông chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của dư luận. Việc bố trí Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vào lúc này cũng là có sự tính toán của ông. Ông đã cử những Chủ nhiệm Uỷ ban như Nguyễn Văn Giàu (một người đã gây nhiều hậu quả cho hệ thống ngân hàng) đi kiểm tra và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, lại được sự bổ sung tình hình của các trưởng ban của Quốc hội như Phùng Quốc Hiển, Trương Thị Mai và của phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân …làm tựa đề cho lời phát biểu của ông Chủ tịch Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu
Tất cả tình hình đó sẽ được đưa tới kỳ họp Quốc hội để ông điều hành “đấu tố” Thủ tướng, các Bộ trưởng dưới hình thức chất vấn của các đại biểu Quốc hội, nhằm hạ uy tín của Thủ tướng và các thành viên chính phủ. Dự kiến của ông sẽ là tấn công Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an (BCA). Ông cho rằng những người này “thân với Thủ tướng”.

Ngoài mục đích trên, những phát biểu của ông Sinh Hùng còn để trả thù việc Thủ tướng và Bộ trưởng BCA đã kiên quyết bắt giam đệ tử của ông là Trần Trọng Phúc, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt về tội tham ô. Anh này là một trong những đệ tử “tay hòm chìa khoá”, chuyên đi thâu tóm các ngân hàng cho gia đình ông. Trước lúc ông Phúc bị bắt, ông Sinh Hùng đã can thiệp rất quyết liệt nhưng không thành, nên ông rất uất hận và sinh ra hằn thù.
Cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt (BVH) Trần Trọng Phúc bị khởi tố ngay trước thềm đại hội cổ đông (21/4/2014)
2) Những ai đã cùng thời làm việc với ông Sinh Hùng đều hiểu rõ con người của ông. Cuộc đời ông từ nhỏ đến lớn không biết khói lửa chiến tranh là gì. Ông học trong nước và sống ở Tây nhiều năm. Khi về nước là anh viên chức ngành tài chánh, sống buông thả, suốt ngày chơi bi-a, nhất là lúc vợ trước của ông (bà Võ Thị Minh Châu, hơn ông Hùng 1 tuổi, công tác tại Bộ Nông nghiệp) theo trai trong thời gian ông đi Tây. Ông thường được đàn em dẫn dắt tới các điểm bia ôm, mát-xa. Cho tới khi lấy cô vợ hai bán bia, ông vẫn chưa bỏ được tật ấy.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và cô vợ trẻ Lê Thị Mai Hương (sinh năm 1968, nhỏ hơn ông Hùng gần 2 giáp) từ cô gái bán bia ôm "bỗng nhiên" được trở thành Đảng viên, cán bộ Phòng Tổ chức Cán bộ, Bộ TT&TT
Ai đã công tác ở Chính phủ đều rất coi thường, và tuy công tác với nhau nhiều năm, nhưng không ai coi ông Nguyễn Sinh Hùng là bạn vì ông sống cuộc sống ích kỷ, những tật xấu của ông ta thuộc về bản chất.

Nhờ truyền thống cách mạng của dòng họ Nguyễn Sinh nên ông Sinh Hùng được quan tâm cất nhắc, đề bạt nhanh chóng kể từ khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài Chính đến chức Phó Thủ tướng, UVBCT. Đó là những năm tháng Sinh Hùng đã thể hiện được tính chất tham tiền, tham chức nhất. Nét nổi trội trong tính cách của Sinh Hùng là dùng quyền hành, chức vụ cao để nắm giữ hệ thống tài chánh. Ông ta thâu tóm những dự án quan trọng như đầu tư về cầu đường, thuỷ điện, đất đai nội thành, dầu khí, bia rượu và ngân hàng. Những việc khuất tất ông làm đã được tất cả các báo mạng tung tin ra cuối năm 2013.
Hà Văn Thắm với những chứng cứ ghi âm không thể chối cãi về việc thực hiện chỉ đạo của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng trong việc thôn tính Ngân hàng Bảo Việt
Trong đó có các vụ ông dính sâu vào tiêu cực như vụ Hà Văn Thắm – Chủ tịch ngân hàng Đại Dương thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, hoặc Hoàng Văn Chánh (Chánh buôn Vua) đều là sự thật. Rõ nhất là việc ai đó đã ghi âm được cả bằng chứng ông Sinh Hùng chỉ đạo Hà Văn Thắm thôn tính Ngân hàng Bảo Việt và đòi trừng trị Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh khi ông này ra lệnh kiểm tra về Thắm; là bằng chứng ông đứng sau nhóm tội phạm.

Mọi lợi ích của nhóm này đều chảy về túi Nguyễn Hồng Phương - em gái ruột của ông Sinh Hùng, Chủ tịch tập đoàn SSG- nắm giữ; trong đó có gần 40 công ty con hoạt động khắp cả nước. Nhờ vậy mà ông Sinh Hùng nắm rất chắc tình hình kinh tế - xã hội, trong đó có việc em gái ông và các đệ tử của ông thao túng các Ngân hàng, rồi ông lại lấy đó để phê phán Chỉnh phủ, phê phán Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Tài Chính là quản lý Ngân hàng kém.
Ông Nguyễn Sinh Hùng và em gái Chủ tịch SSG Nguyễn Hồng Phương
3) Khi đã có tiền rồi, ông và các đệ tử lại tính đến việc ngồi ghế quyền lực lâu dài, nhất là khi ông thoát không bị “sờ đến” trong vụ Vinashin. Trong bối cảnh ông Nguyễn Tấn Dũng bị quy về trách nhiệm chính trị, có nguy cơ bị nhóm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang cho án kỷ luật, lúc đó Nguyễn Sinh Hùng tin rằng ông Dũng sẽ bị truất quyền Thủ tướng. Trong trường hợp đấy, ông tính toán người thay thế chỉ có thể là ông. Vì vậy, ông Sinh Hùng đã tích cực vận động ông Trọng, ông Phiêu ủng hộ. Ông Phiêu đã viết thư khuyên ông Dũng hãy chủ động xin từ chức, nhưng điều đó đã không xảy ra. Vì ý đồ của ông bị lộ và vấp phải sự phản ứng của ông Trương Tấn Sang, khi đó cũng muốn thay Thủ tướng.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và ông Lê Khả Phiêu 
Ý đồ tiếp tục ngồi lại ghế quyền lực khoá tới vẫn rất sôi sục trong con người ông Sinh Hùng. Từ ngày ngồi ghế Chủ tịch Quốc Hội, ông ta tìm mọi cách để củng cố quyền lợi cho mình. Ông đã thành công trong việc biến Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội thành một cấp quyền lực mới; bắt các Bộ, Ngành báo cáo tình hình để phán quyết còn mạnh hơn Bộ Chính Trị. Mọi hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội là nhằm kiểm soát hoạt động của Chính phủ. Đặc biệt, ông dùng quyền điều khiển các kỳ họp Quốc Hội để chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ với giọng rất hách dịch. Ông cũng luôn khẳng định: Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên mới đây, trong đại hội Mặt trận Tổ quốc, ông đã ép Ban Tổ chức Hội nghị phải giới thiệu ông trước ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Những đánh giá, kết luận của ông trong các phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội được Tuổi Trẻ, Thanh Niên tung hô kịp thời; và ông tin rằng ông đang được dư luận ủng hộ. Trong đó, phải kể đến kết luận phiên họp của Quốc Hội lấy phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng trong Chính phủ năm 2013. Khi Thủ tướng có được trên 70%, một số Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng được phiếu tín nhiệm thấp hơn nữa, thì ông đã kết luận rằng “kết quả của lấy phiếu tín nhiệm Chính phủ là phản ánh đúng tình hình Kinh tế - Xã hội, là hợp với lòng Dân, ý Đảng”. Nhưng mỉa mai thay, chỉ vài ngày sau đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm này bị dư luận lên án vì những người quần quật làm việc thì phiếu thấp; người chỉ nói nhiều, làm ít như 1 vị ĐB Quốc Hội nào đó thì phiếu tín nhiệm lại cao. Sau đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải tạm hoãn việc lấy phiếu tín nhiệm để rút kinh nghiệm.

Vì vậy, ta cần xem phát biểu của ông Sinh Hùng ở Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng vừa qua, trong đó phê phán Chính phủ, gần như phủ định hết thành quả, có phải là hành động dọn đường cho ông ở kỳ họp Quốc Hội thứ 8 diễn ra vào 20/10 không? Chờ xem Chính phủ sẽ chịu trảm thế nào ?

4) Ai đã từng tham gia TW, và là thành viên của Chính phủ đều biết quá rõ số phận của ông Sinh Hùng trước Đại Hội XI thế nào. Có thể nói bản thân ông Nguyễn Sinh Hùng không nghĩ có thể còn được tái cử TW nữa hay không, khốn chi lại được vào Bộ Chính Trị rồi được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội. Trong khi ghế đó là của Phạm Quang Nghị theo dự kiến.
Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói “Tôi thì vẫn chưa lo” khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra
Bởi vì ai cũng biết Nguyễn Sinh Hùng đã dính nặng vào việc làm chìm đắm Vinashin. Theo ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Kiểm tra Đảng và ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng BCA lúc đó, đã cho rằng ông Nguyễn Sinh Hùng là người phải chịu trách nhiệm chính làm thất thoát tiền của Nhà nước và phải truy cứu trách nhiệm hình sự, lúc đó ông làm Bộ trưởng Tài chính. Theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải thì số tiền Nhà nước vay của nước ngoài 650 triệu USD phải được đưa vào 1 Ngân hàng để quản lý. Nhưng ông Nguyễn Sinh Hùng đã không chấp hành. Ông đã chuyển thẳng số tiền đó cho Công ty Tài chính của Vinashin. Từ đó, Phạm Thanh Bình – Tổng giám đốc của Vinashin- mới có điều kiện tung hoành tự tác.

Theo ông Nguyễn Văn Chi thì Uỷ ban Kiểm tra có nêu những vi phạm của ông Sinh Hùng ra Bộ Chính Trị và yêu cầu phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng ông Sinh Hùng đã thoát được là nhờ khi đó ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận hết trách nhiệm về mình, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ. Trong nhiều cuộc họp của Ban cán sự Chính phủ, ông Tấn Dũng đã đưa lưng ra đỡ để ông Sinh Hùng khỏi bị kỷ luật.
Nguyễn Sinh Hùng ngày trước (Trong vai trò Trưởng ban Tái cơ cấu Vinashin): “Từ năm 2014, Vinashin có lãi”
Sự việc ông Sinh Hùng không bị kỷ luật vụ Vinashin, được biết ông Nguyễn Văn Chi tuy đã nghĩ hưu rồi mà vẫn ấm ức. Các thành viên Chính phủ ai cũng biết rất rõ điều này, chỉ riêng ông Sinh Hùng mới “không biết” nên ông đã phản lại Chính phủ theo cách mà người đời vẫn gọi là “ăn cháo đá bát”.

Thật không may cho nước nhà có một vị đứng đầu Quốc Hội "tuyệt vời" như thế.

Với những gì ông tích luỹ được khi làm Phó Thủ tướng trong Chính phủ; ông Nguyễn Sinh Hùng đã triệt để sử dụng để tấn công hòng làm mất uy tín của Chính phủ, của Thủ tướng, để đề cao vai trò cá nhân và quyền uy của mình. Nhưng ông đã tính nhầm, tất cả những ai đã công tác ở Chính phủ đều biết rất rõ về con người háo danh, tham lam và suy đồi của ông. Ông chính là con chuột đang gặm nhấm, phá hoại kinh tế đất nước, nhưng khổ thay, ông đã chui được vào một bình hoa quý mà người đang chủ trì việc đánh chuột lại sợ “vỡ bình hoa”, sự nghiệp phòng chống tham nhũng sẽ đi về đâu? Số phận dân đen sẽ đi về đâu?
Nhờ bình, chuột được hưởng quang vinh
Dù hiện nay, ông đang phát biểu rất mạnh, hạ bệ vai trò của cả bộ máy và tự đánh bóng mình để dư luận thấy ông là người có năng lực điều hành đất nước. Nhưng hãy nhìn vào năng lực của ông từ xưa đến giờ sẽ rõ, dù ông có nói hay đến mấy thì Nhân dân cũng khó có thể thay đổi cách nhìn về ông. Ông chỉ có tài lừa dối tổ chức Đảng, chứ không lừa dối được dư luận. Hãy chờ xem ông sẽ bày trò gì ở Quốc hội kỳ này và kết quả tín nhiệm dành cho ông ra sao!

Viết theo ghi chép cuộc nói chuyện với một đồng chí Nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP

Nguồn: Internet
Mỗi chính khách trong thời gian tại nhiệm ít nhiều đều để lại những dấu ấn nhất định thông qua những phát ngôn và hành động. Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, không chỉ được biết đến như một vị chính trị gia quyền lực có nhiều tập đoàn kinh tế sân sau mà còn nổi tiếng với những phát ngôn bất hủ.

Nhân câu nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014 và câu lập luận "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 11/4/2014. Có thể coi đây là những phát ngôn bất hủ nhất mọi thời đại khiến cho nhiều người nhớ tới những phát ngôn để đời của ông Nguyễn Sinh Hùng trước đây. Xin trích một số câu bất hủ khác của ông để chúng ta cùng suy ngẫm những ngày cuối tuần.

1. Khi làm Phó Thủ tướng, trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008, ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh thêm ý của ngài: "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng". Tuy nhiên, ngay sau thời điểm Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng 600 điểm đã đi xuống một lèo tới đáy thực sự của TTCK là 238 điểm.

2. Trong lần đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 12/6/2010, nói về việc xử lý cán bộ, ông Nguyễn Sinh Hùng không ngần ngại nhấn mạnh: "Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là 'chặt chém' ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm... các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?" rồi ông đặt một hỏi câu bất hủ: "Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí?”. Phát ngôn này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía dư luận. Bởi họ cho rằng phát biểu của ông như đang dung dưỡng cho những hành vi sai trái.

3. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội: “Đồng chí Lợi hỏi tôi có yên tâm với đường sắt cao tốc không, tôi yên tâm, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc”. Ngài Phó Thủ tướng còn nhấn mạnh: "Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm". Sau đó như chúng ta đã biết thì Quốc Hội bác bỏ dự án này, và cũng bác luôn lời nói của ông. 

4. Họp bàn tái cơ cấu Vinashin ngày 8-6-2010, ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng khẳng định như đinh đóng cột: "Từ nay đến năm 2012 còn lỗ nhưng dự báo tới 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau năm 2015 VNS sẽ phát triển ổn định". Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra và thực tế đã cho thấy khả năng dự báo của ngài. Trả lời báo chí trước những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội, PTT Nguyễn Sinh Hùng vô tư nói: "Tôi thì vẫn chưa lo".

5. Trả lời than thở của ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt". PTT Nguyễn Sinh Hùng nói: "Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn".

Và ông Nguyễn Sinh Hùng thể hiện quyết tâm bằng việc cho phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất là đã chỉ định các ngân hàng phải cho Vinashin vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây giờ đã bốc hơi đi đâu?

6. Khi Quốc hội bàn về làm đường sắt cao tốc, ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực: "GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. .... "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050".

Với phát biểu trên của PTT Nguyễn Sinh Hùng, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, ông Nguyễn Sinh Hùng làm kinh tế bằng cách lấy số cũ nhân 2. Và dù cho đến 2050, thì Việt Nam cũng chỉ đạt GDP vào khoảng 5400 USD mà thôi, còn lâu mới đuổi kịp....Thái Lan.

Cùng chủ đề về đường sắt cao tốc, khi một số đại biểu băn khoăn hỏi lí do phải làm đường sắt cao tốc, thì ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “vì không nước nào có diện tích dài như Việt Nam?". Vậy Australia thì sao, nơi mà bay từ bang phía Nam sang bang phía Tây tốn cả 4 giờ bay, tức còn dài gấp mấy lần Việt Nam ta.  Nhưng Australia không làm đường sắt cao tốc. Do đó, lý giải của ông Phó Thủ tướng xem ra ...

7. Trước băn khoăn của một số đại biểu khi đây là con đường sắt cao tốc “dài nhất thế giới”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích, “dài nhưng làm từng đoạn, chả có mấy nước có chiều dài như nước ta đâu, các đồng chí ạ, đi lại từng đoạn thì ngắn, cộng lại thì dài”. (Báo VnEconomy)

8. Phát biểu trong đánh giá về đại lễ 1000 Thăng Long Hà Nội ngày 5/1/2011, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ nói: "Dù ùn tắc, nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi". Lần khác, theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, vào tối 10/10, mặc dù chịu cảnh tắc đường vào sân vận động Mỹ Đình song hàng vạn người dân đứng ngoài sân vẫn vui vẻ nói "Tôi ngồi trong xe nhìn ra cũng thấy yên tâm, thấy cuộc sống rất thanh bình"

Nhiều người khi nghe câu này của ông liền tự hỏi: Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đùa hay thật? ông có cả một đội quân để mở đường cho ông vào "thanh bình" mà.
Những tuyên bố trí tuệ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Khép lại thời làm Phó Thủ tướng với rất nhiều các phát ngôn để đời, bước vào vị trí mới, trọng trách lớn hơn đó là Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục để lại dấu ấn với các tuyên bố "để đời" của ngài Chủ tịch Quốc hội khóa 13:

9. Ngày 7/8/2011, khi được báo chí hỏi, từ Phó thủ tướng sang làm Chủ tịch Quốc hội, sự đổi vai này đem lại cho ông những thuận lợi và khó khăn nào, ông có sợ khi điều hành Quốc hội bị nhầm vai không? Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói một câu mà ít ai có thể hiểu nổi: "Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên".

10. Ngày 11/04/2014, trong phiên họp Quốc hội về xử lý trách nhiệm liên quan đến đầu tư công ngày 11/4/2014, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã gây một cơn “địa chấn” trong dư luận khi phát biểu: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!”. Cũng tại Hội nghị này ông Nguyễn Sinh Hùng còn nói: “Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội”. 

Tuyên bố này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã làm bùng lên sự không hài lòng trong dân chúng. Quốc hội tức là dân, dân quyết… Dân nào quyết? Thật khó có lời lẽ nào bình luận về phát biểu này! Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội? Vậy xin các nhà làm từ điển, các nhà làm Luật xem xét lại? 

Chưa hết, với tư cách là người có trách nhiệm cao nhất trong Quốc hội, nhưng phát biểu của ông không chỉ cho thấy sự thiếu trách nhiệm mà còn thể hiện sự bao che cho cả cơ quan Quốc hội khi nói “Quốc hội sai thì chỉ nhận khuyết điểm chứ không thể kỷ luật”.

11. Và mới đây nhất, ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán: “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014. Như chúng ta đã biết, sau lưng ngài có hàng loạt các tập đoàn kinh tế sân sau đang ngày đêm "ăn hết" của cải của đất nước, thì lấy đâu tiền để đầu tư cho nhân dân?

Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu nói bất hủ của ông Nguyễn Sinh Hùng, vẫn còn rất nhiều phát ngôn để đời khác của ông Nguyễn Sinh Hùng cần phải được tập hợp lại, in thành sách để nghiên cứu, học tập... Rất có thể sẽ là đề tài thú vị của nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ trong tương lai gần.

Nguồn: Internet

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Một Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội khi nhận được chỉ thị của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, truyền đạt qua lá thư viết tay của ông Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu đã rất ngạc nhiên với nội dung ông Chủ tịch Quốc Hội chỉ đạo Uỷ ban Kinh tế trước ngày diễn ra kỳ họp cuối năm.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và ông Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu 
Thư tay của ông Nguyễn Văn Giàu gửi các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực UBKT Quốc hội theo chỉ thị của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, yêu cầu "tham gia  gay nhất là 4 dự án luật, báo cáo Kinh tế Xã hội và cả việc Cảng hàng không Quốc tế Long Thành"...
Nếu đọc lướt qua có thể thấy sự chỉ đạo của ông Chủ tịch Quốc hội rất “công tâm” nhưng xem kỹ và đối chiếu với các nội dung đang diễn ra thực tế sẽ thấy nhiều vấn đề “tư tâm”, thể hiện rõ động cơ cá nhân của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đối với Chính phủ và ngành Công an, ông muốn biến Quốc hội thành diễn đàn để “đánh” Chính phủ, có thể thấy rõ một số ý đồ của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng như sau:

1)- Lá thư này xuất hiện ngay sau phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội nghe kết quả thanh tra tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm

Trong cuộc họp Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội và một số Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc Hội đánh giá tình hình theo hướng tiêu cực  và ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá xấu về công tác điều hành của Chính phủ; trong đó ông hướng vào lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính, tập trung vào tình hình đầu tư công, nợ xấu. Ông dùng Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội, người đã gây ra bao nhiêu điêu đứng cho hệ thống ngân hàng nước ta, viết thư gửi cho các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban và các uỷ viên thường trực Uỷ ban để quán triệt tinh thần của chỉ đạo của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, với yêu cầu chuẩn bị kỹ để tham gia đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội và 4 luật đưa ra Quốc Hội kỳ này, theo hướng Chủ tịch Quốc Hội đã kết luận.

Như vậy, việc phản bác tình hình kinh tế - xã hội do Chính phủ báo cáo được sự chỉ đạo chặt chẽ trong nội bộ Quốc hội, gồm cán bộ cốt cán, chủ chốt là thể hiện 1 sự áp đặt, mất dân chủ, bè phái, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng và trong hệ thống chính trị của nước ta, và nó phạm vào những điều  cấm được nêu trong  Luật hoạt động của Quốc Hội của ông Chủ tịch  Nguyễn Sinh Hùng.

2)- Sự chỉ đạo của ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói trên còn thể hiện động cơ cá nhân của ông Chủ tịch nhằm tấn công vào một số lãnh đạo cụ thể, để hạ uy tín Chính phủ ở kỳ họp Quốc Hội  lần này qua phiếu tín nhiệm

Cụ thể là: ông tập trung vào việc điều hành trong việc xử lý nợ công và nợ xấu. Ông qui cho một số Bộ trưởng ngồi chờ khoản tiền đi vay để chi tiêu, để ăn là nhằm hạ uy tín của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng, trọng điểm là Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng. Sở dĩ ông hướng mũi tấn công vào hai ông này là vì đã không hỗ trợ ông thôn tính Ngân hàng Bảo Việt. Hà Văn Thắm đã từng nói nếu Bình “ruồi” không giúp cho Thắm thôn tính Ngân hàng Bảo Việt thì ông Sinh Hùng sẽ sử dụng Thường vụ Quốc Hội đuổi ông Bình khỏi chức Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hà Văn Thắm và Nguyễn Hồng Phương trong một dự án
Ngoài mục tiêu tấn công Chính phủ, ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội Phan Trung Lý qua việc sửa đổi Luật Sỹ quan Quân Đội và Công An phải thu hẹp diện tướng của 2 lực lượng này. Khi kết luận trong cuộc họp của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội, ông đã dùng những từ chỉ những kẻ vô chính trị mới dùng. Ông nói : “Hiện nay Quân đội và Công an đã có hàng mớ Tướng”. Ý đồ thu hẹp diện phong tướng của Công An, Quân đội đã có từ lâu, nằm trong âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực chống Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta. Trong đó, chúng muốn phi chính trị hoá lực lượng Công an, Quân đội; phân hoá, chia rẽ lực lượng vũ trang; làm giảm sức chiến đấu của lực lượng này. Nhóm nghiên cứu cải cách luật pháp của Quốc Hội do ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch và ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đứng đầu từ lâu đã ngấm ngầm theo đuổi mục tiêu này; đã đề xuất nhiều sự thay đổi pháp luật theo hướng dân chủ tư sản như Hội đồng lập hiến, Toà án Hiến pháp, trưng cầu dân ý, quyền được cung cấp thông tin và nhiều điều luật cụ thể khác. Nếu không có sự tỉnh táo của Bộ Chính trị thì những điều luật nói trên có thể Quốc hội do ông Nguyễn Sinh Hùng lãnh đạo đã thông qua rồi.

Một trong những luật được thông qua đến nay đã để lại hậu quả lớn cho xã hội là họ bênh vực các con nghiện ma tuý. Theo luật này qui định chỉ khi Toà án phán quyết thì mới bắt được con nghiện. Thế là hàng vạn con nghiện đang hoành hành vì không có lệnh của toà án, nên không ai làm gì được loại tệ nạn này. 

Việc nhắm tấn công vào lực lượng Công an của ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng còn do một mối thù riêng. Vì Công an đã bắt hai đệ tử trung thành của ông là Trần Trọng Phúc, Hà Văn Thắm và khả năng lớn sẽ tiếp tục phanh phui ra các đường dây mafia tài chính của ông do Hoàng Văn Chánh (trợ lý), Nguyễn Hồng Phương (em gái ruột), Nguyễn Xuân Sơn (Nguyên TGĐ NH Đại Dương, được ông Sinh Hùng gửi gắm ở vị trí Phó TGĐ PVN) và ông Đinh La Thăng đang trực tiếp quản lý các nguồn thu lớn đến từ tham nhũng cho ông Sinh Hùng.
Ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm (đứng cạnh) cùng chứng kiến Tổng giám đốc Ocean Bank Nguyễn Xuân Sơn ký “thoả thuận” hợp tác đầu tư với PVC

3)- Vụ việc này cho thấy đã hình thành nhóm người đang tìm cách thâu tóm quyền lực

Nhóm này có quan hệ rất chặt chẽ với với nhóm lợi ích mà nòng cốt là những người trong gia đình và người thân của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng. Tất cả hoạt động của họ đều đặt dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Sinh Hùng, hướng vào 2 mục tiêu chính: Một là phá hoại đoàn kết nội bộ để thực hiện chiếm quyền lãnh đạo và hai là nhằm thôn tính các doanh nghiệp, dự án Nhà nước để vơ vét tài sản. 

Dư luận đang đặt câu hỏi dựa vào đâu mà Nguyễn Sinh Hùng dám lộng hành như thế?

Nguồn: Internet

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Chuyện bà Thái Hương, Chủ tịch TH True Milk bỏ ra 150 tỷ để xây "nhà thờ tổ" vô cùng hoành tráng cho dòng họ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Núi Chung (Nam Đàn, Nghệ An) để “trả công” vì ngài Chủ tịch Quốc hội đã ra tay cứu giúp bà Thái Hương khi đang giãy giụa trong đống nợ hàng chục ngàn tỷ đồng huy động của người dân làm dư luận quần chúng nhân dân chưa hết ồn ào, bàn tán. Thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại phung phí “tung tiền tấn” làm thêm 2 “nhà thờ họ” một ở Hà Nội và một ở Tp. HCM trong lúc kinh tế chưa hết khó khăn, từ Trung ương Đảng đến Chính phủ tập trung mọi nguồn lực để lo cho nhân dân, cũng gây ồn ào dư luận không kém.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và bà Thái Hương – Chủ tịch tập đoàn TH, ngày 30/11/2011.
Có vẻ như một “nhà thờ tổ” ở miền Trung chưa đủ sức đưa đồng chí Nguyễn Sinh Hùng lên ghế “Tổng bí thư” - một chức vụ mà ông hằng mong ước, nên ông quyết phải làm cho đủ 3 nhà thờ họ ở cả 3 miền để được nhân dân cả nước ủng hộ?
Bà Thái Hương bỏ ra 150 tỷ xây nhà thờ Tổ Nguyễn Sinh Hùng
Nhìn qua sơ đồ phối cảnh, khu vực nhà thờ tổ có diện tích chiếm trọn núi Chung, bao quanh là cây cối, hồ nước, với khá nhiều ngôi đền hoành tráng. Dựa theo bản phối cảnh đền thờ, đây được xem là một công trình rất quy mô và tốn kém nhiều tiền của. Trong khi đó, hàng năm, Nghệ An là tỉnh thường xuyên phải xin gạo cứu đói từ Chính phủ. Nhiều khu vực người dân vẫn phải chạy ăn từng bữa, tỉnh vẫn phải xin viện trợ xóa đói giảm nghèo từ các nước phát triển.
Khuôn viên hoành tráng của nhà thờ tổ họ Nguyễn Sinh tại Nghệ An
Để xây dựng "Nhà thờ tổ" ở miền Bắc, đầu năm 2013, sau khi được các chuyên gia tư vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tìm được mảnh đất có phong thủy cực tốt ngay trung tâm Thủ đô (Khu NO4-X giáp phố Nghĩa Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) và quyết định xây tiếp “nhà thờ họ” tại đây. Mặc dù là một công trình đồ sộ đã được khởi công xây dựng từ lâu, tuy nhiên, mãi đến khi hoàn tất thì chính quyền địa phương mới 'phát hiện' đây là công trình xây dựng trái phép.
Cân cảnh "Nhà thờ tổ" được xây dựng trái phép ở giữa Thủ đô
Đáng chú ý, đây là khu đất có diện tích 1731 mét vuông vốn được TP Hà Nội quy hoạch xây dựng tòa nhà 23 tầng. Dự án được Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) khởi công xây dựng từ tháng 11/2012. Sau 1 năm thi công, tòa nhà 23 tầng bỗng chốc được 'hô biến' trở thành khu nhà thờ dòng họ. Dám ngang nhiên thách thức dư luận, biến đất công thành đất tư, những kẻ thừa hành xây ngôi nhà thờ khủng trên được chống lưng bởi một chính khách là đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Xem clip Hà Nội cưỡng chế "nhà thờ họ":

Việc xây công trình “nhà không ra nhà, chùa không ra chùa” giữa khu dân cư đã gây bức xúc dư luận và quần chúng nhân dân, thậm chí tháng 3/2013, UBND phường Dịch Vọng Hậu đã ban hành quyết định số 17/QĐ-CTUBND về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị của ông Nguyễn Sinh Hùng nhưng, mọi việc vẫn y như cũ, thách thức dư luận và chính quyền sở tại?!
Công trình nhà thờ họ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xây dựng trái phép, thách thức chính quyền địa phương và dư luận Hà Nội
Trong một lần họp kín, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được đàn em thân tín Hoàng Văn Chánh, Hà Văn Thắm (Chủ tịch OGC) và em ruột Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch tập đoàn SSG) "tham mưu" nên tiếp tục mở rộng địa bàn tâm linh vào phía nam để nắm trọn phong thủy cả 3 miền, thế là công việc này được giao cho em gái Nguyễn Hồng Phương và đất Sài Gòn là nơi được chọn để tọa lạc “nhà thờ họ” tại đường số 8, Khu dân cư An Khánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.

Phối cảnh 3D của nhà thờ họ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Thủ Đức - Nguồn: TA102 ARCHITECTURE 
Như vậy, đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngoài việc diễn thuyết hùng hồn trên diễn đàn Quốc hội, thì ông cũng đang mạnh tay chăm sóc các tập đoàn tài chính sân sau và tung tiền tấn để xây dựng thế trận tâm linh suốt từ Bắc vào Nam phục vụ mục tiêu leo lên ghế Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 8 vào tháng 10 sắp đến?

Nguồn: Internet