Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Cấp thêm vốn,
 nâng hạn mức tín dụng để tái cơ cấu Vinashin
Sau sự kết hợp hoàn hảo giữa loạt bài sặc mùi súng đạn trên báo Vietnamnet với các "tay trong" khiến hàng loạt cổ đông lớn của ngân hàng Bảo Việt phải bán đổ bán tháo số lượng lớn cổ phiếu với giá rẻ mạt cho những người mua không rõ nguồn gốc. Nhóm lợi ích tài chính đứng đầu bởi vị lãnh đạo giấu mặt đã dễ dàng thâu tóm ngân hàng Bảo Việt. Rốt cục thì nhóm lợi ích tài chính tham lam này là ai?

Tháng 11/2010, Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Nhận thấy đây là cơ hội không thể bỏ qua, vị lãnh đạo giấu mặt liền lên kế hoạch tìm các "đối tác" để tiến hành thâu tóm. Người "chọn mặt gửi vàng" không ai khác chính là Hà Văn Thắm, Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (OCG) với số tài sản công khai thời điểm đó là 2.012 nghìn tỷ đồng.

Sau khi được ông Nguyễn Sinh Hùng cho tiếp xúc trực tiếp với đề án tái cơ cấu Vinashin, vị lãnh đạo giấu mặt dễ dàng cung cấp đầy đủ hồ sơ và chỉ điểm cho Hà Văn Thắm những công ty con của Vinashin để tiến hành thâu tóm và trở thành cơ sở kinh tài sân sau của vị Chính trị gia đáng kính.


Có "đỡ đầu chính trị" đã giúp OCG (OceanBank) của Hà Văn Thắm dễ dàng thâu tóm các công ty con của Vinashin. Nguồn: OCG
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), khẳng định chậm nhất là đầu tháng 11/2010, sẽ là một "Vinashin mới".
… trích một phần danh sách các dự án của Vinashin được vị chính trị gia chuyển và tư vấn cho Thắm thâu tóm, khối tài sản của Thắm chỉ tính cổ phiếu đã trên 3,000 tỷ, chưa tính bất động sản và các tài sản khác (Số liệu mà Thắm công khai cuối năm 2012 chỉ là con số “khiêm tốn” 1,364 tỷ), Nguồn: OCG
Thời gian này Hà Văn Thắm được gửi đi học lớp Cao cấp Lý luận Chính trị-Hành chính và kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam (2012) với mục đích bảo toàn số tài sản mà Hà Văn Thắm đã "vất vả" chiếm đoạt được từ ngân hàng Nông thôn Hải Hưng, vụ Vinashin và sau này là ngân hàng Bảo Việt.

Mánh khóe của Hà Văn Thắm là dùng tiền Ocean Bank (tiền của cổ đông và tiền của dân gởi vào OCEAN Bank) làm ủy thác đầu tư cho “người thân” (cậu em Vợ Hồ Vĩnh Hoàng, Hứa thị Bích Hạnh, Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn thị Lan Hương) dùng số tiền này thu mua cổ phiếu đang trên đà rớt giá của Bảo Việt Bank sau khi bị báo VietNamNet tấn công.

Hà Văn Thắm đã cho Mẹ vợ là bà Bùi thị Cẩm Vân đứng tên vay 82.5 tỷ đồng từ Ocean Bank để thu mua cổ phiếu BVB. Khi bị cơ quan điều tra xác minh nguồn tiền, Hà Văn Thắm cuống cuồng làm giả thêm 1 sổ tiết kiệm cho bà Vân đứng tên với đúng số tiền trên nhưng chỉnh sửa lùi thời gian 2 năm về trước (2011) và hướng dẫn bà Vân giải trình: “Tiền từ Ocean Bank tôi dùng để gửi ngân hàng??? Còn tiền mua cổ phiếu BVB là tiền túi của tôi “tiết kiệm cả đời” mới có để chơi cổ phiếu??!” đúng như nội dung trong cuốn băng ghi âm đang gây chấn động cộng đồng mạng.

Đây là cuốn băng ghi âm mà Thắm nói chuyện với Lê Thị Minh Nguyệt (thành viên Ban Kiểm soát ngân hàng Đại Dương) tiết lộ đầy đủ các chi tiết đã nói ở trên:

Chưa hết, Hà Văn Thắm còn “ưu đãi” mẹ vợ trong nhiều khoản mục khác như đứng tên 1,750,000 cổ phiếu OJB (Ocean Bank); đầu tư ngắn hạn 197,6 tỷ đồng từ OCH (Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương) hiện khoản vay đến hạn phải trả lên đến 516,6 tỷ đồng;… khiến cổ đông Nguyễn Thế Hùng (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) phải hốt hoảng lên tiếng trên Thời báo Chứng khoán: Cả năm công ty chỉ lãi có 99 tỉ, vậy tiền đâu cho bà Hứa thị Bích Hạnh và Bùi thị Cẩm Vân nợ đến 516 tỉ đồng? Trước câu hỏi trên, Hà Văn Thắm ranh ma trả lời: “OCH xin được trả lời đây là một trong những khoản đầu tư hợp tác của doanh nghiệp”. Nhận thấy sự "hiếu thảo" của con rể quý, Bà Vân không dưới một lần tâm sự với bạn bè rằng, bà sẵn sàng “đi tù” vì chàng rể nếu có chuyện xảy ra?!

Trả lời “vô tư” của Thắm về khoản “đầu tư ngắn hạn” cho bà Vân, mẹ vợ Hà Văn Thắm; Nguồn: Thời báo Chứng khoán 
Với vai trò là "ông chủ ngân hàng" lại có sự bảo kê của vị chính trị gia trong Bộ chính trị, Hà Văn Thắm như "hổ thêm cánh", thoải mái rút ruột ngân hàng (thực chất là tiền của dân và của cổ đông), dùng tiền của người khác vung tay thâu tóm ngân hàng của thiên hạ mà không cần tài sản thế chấp! Thật hiếm có doanh nhân nào như Thắm, dùng chính trị gia để đánh, dùng tiền của người khác để mua. Chưa hết, Hà Văn Thắm còn lợi dụng "truyền thông chính thống" bằng cách tài trợ tiền cho "nhóm phóng viên điều tra" của báo VietNamNet là Phạm Anh Tuấn và Ngô Thị Thu Lý để “vùi dập” ngân hàng Bảo Việt và "phơi áo" các lãnh đạo ngân hàng này. Được biết, trụ sở chính của báo mạng VietNamNet cũng nằm cùng tòa nhà số 4 Láng Hạ của tập đoàn Đại Dương (và Vietnamnet đã được Hà Văn Thắm “ưu ái”).
Trụ sở Ocean Bank tại số 4 Láng Hạ, Hà Nội
Thậm chí, Hà Văn Thắm còn sử dụng triệt để cả phương tiện truyền thông xã hội, bằng cách “lệnh” cho Trần Thanh Quang – Phó TGĐ Ngân hàng Đại Dương, phụ trách về công nghệ lên mạng đóng nhiều vai sáng tác các câu chuyện, dồn comment bới móc, chửi bới Bảo Việt Bank và ông Lê Trung Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bảo Việt.

Những mánh khóe của Hà Văn Thắm, những dòng tiền bất chính trong các giao dịch đen của Tập đoàn Đại Dương và cá nhân Hà Văn Thắm vẫn không qua mắt được cơ quan điều tra. Không lâu sau, Hà Văn Thắm bị C46 “rờ gáy”, Hà Văn Thắm tìm mọi cách để mua chuộc thậm chí đe dọa cả Trung tướng Phan Văn Vĩnh nhưng không được, Hà Văn Thắm liền cầu cứu lên trên, sau đó quyết định cho hàng loạt các "đầu mối" như Hồ Vĩnh Hoàng (em vợ); Nguyễn thị Lan Hương (luật sư, phụ trách giao dịch trong các phi vụ thâu tóm) đi "du lịch nước ngoài"; còn bà Bùi thị Cẩm Vân (mẹ vợ), giả điên giả khùng hòng qua mặt cơ quan điều tra như nội dung cuốn băng ghi âm ở trên. 

Cùng với “tài năng” và sự “nhạy bén” của một tay Mafia tài chính được "đào tạo" tại Mỹ. Từ năm 2007, với một số vốn vay chưa đến 5 tỉ, Thắm đã liều mạng "thâu tóm” thành công Ngân hàng nông thôn Hải Hưng và trong chưa đầy 6 năm, Thắm đã là ÔNG CHỦ của một “TẬP ĐOÀN LỚN” với 40 công ty con mà Thắm luôn dấu kín và số TÀI SẢN RÒNG lên gần 5 NGHÌN tỷ gồm: tài sản chứng khoán, bất động sản và rất nhiều tài sản khác. “6 năm = 5000 tỷ” vẫn chưa làm Thắm thoả mãn, Thắm cùng nhóm lợi ích tài chính ở Hà nội vẫn ráo riết chiếm đoạt Ngân hàng Bảo Việt bằng mọi giá với sự “đỡ đầu chính trị” của một vị chính trị gia trong BCT.

Nguồn: Internet
Bình luận với Facebook:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét