Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Mấy tháng trước, trên phương tiện truyền thông đưa tin: Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (PQN) đã được TBT Nguyễn Phú Trọng (NPT) chọn làm ứng cử viên TBT ĐCSVN khóa 12. Sau đó, ông PQN xuất hiện trên báo viết, truyền hình, đi đây đó trình diện trước bàn dân thiên hạ…


Việc ông NPT chọn ông PQN làm ứng cử viên TBT khóa 12 làm tôi nhớ lại vài chuyên mà dân Việt đã một thời quan tâm, bàn tán…

Chuyện thứ nhất

Theo dư luận’’ngoài luồng’’: TBT Đỗ Mười trước khi rời chức vụ giữa nhiệm kì (1997) khóa 8, về làm cố vấn, ông chọn Lê Khả Phiêu thay mình. Thế mà không hiểu sao, sau này khi LKP bị ’’đánh bật bãi’’ không được tái nhiệm khóa 9, thì… cựu TBT Đỗ Mười vẻ hả hê nói với nhiều chiên hữu: “Nó (LKP) lật tôi thì tôi cũng phải lật nó chứ!’’.

Nội dung chuyện’’lật nhau’’ như thế nào, dân ngoài cung đình không rõ, nhưng câu nói của ông ĐM thì được nhiếu người viết báo, tung lên Mạng internet toàn cầu….

Chuyên thứ hai

Khi làm TBT, LKP xây dựng ê kíp tin cậy bằng cách đưa những cán bộ có gốc gác dân Thanh Hóa (cùng quê với ông) về TƯ bổ nhiệm các chứ vụ . Việc làm thật chướng mắt các’’nguyên lão công thần’’ thể hiện trắng trợn tính địa phương cục bộ. Một lần có dip giáp mặt, cựu TBT Đỗ Mười vỗ vai ’’chú em’’, nói: Anh Phiêu, xem trong Thanh Hóa còn ai nữa thì mang cả ra TƯ đi.

Câu này cũng được người từ cung đình nói lại rồi lan truyền trong dân gian…

Hai câu chuyện trên đây gợi cho người đọc suy nghĩ và nhận ra hậu quả của việc cả tin, mù quáng khi chọn người, chọn bạn, chọn cán bộ…

Trớ trêu thay, câu chuyện của cựu TBT Đỗ Mười 17 năm sau (1997 – 2014) hôm nay lại vận vào đúng chuyện của TBT đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng, ít nhất ở ba chi tiết:

– Hai ông đều là người Hà Nội.

– Đều là TBT ĐCSVN vì lí do này hay lí do khác phải ra về sống với đời thường nên’’chọn người kế vi’’.

– Hai ông đều chọn người kế vị là dân gốc gác Thanh Hóa !

Kết quả cuối cùng thế nào, NPT có rơi vào hoàn cảnh như Đỗ Mười hay không chúng ta sẽ chờ xem!

Trở lai chuyện chọn TBT khóa 12.

Theo thông lệ của hệ thống tổ chức của đảng CS mấy nhiệm kì qua, lẽ ra người được chọn phải là Nguễn Sinh Hùng, đương kim Chủ tịch QH, nhưng lần này BCT phá cách. Đây cũng là hiện tượng đặc biệt diễn ra trong 3 kỳ ĐH 9,10,11 (15 năm). Chúng ta cùng nghiên cứu về ứng cử viên PQN

Phạm Quang Nghị là người như thế nào ?

Theo Wikipedia (WIKI), Ông sinh ngày 2 tháng 9 năm 1949 tại Định Tân, Yên Định, Thanh Hóa. Năm 1967, theo học ĐHTH (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), tốt nghiệp Cử nhân Lịch sử, là’’gà nòi’’nghành Xã hội – Nhân văn, (…), cùng Typ với TBT Nguyễn Phú Trọng. Năm 1970, ra trường về tiến thân trong ngành lí luận tư tưởng văn hóa… làm phóng viên chiến trường… sau giải phóng miền Nam, được đề bạt liên tục: Tham gia 4 khóa UVTU (8,9,10,11), BTTU Hà nam, , Bộ trưởng Văn hóa rồi BTTU Hà nội … Nếu đọc bản liệt kê thành tích của PQN trên Wiki…người đọc phải hoa mắt vì’’bề dầy’’ công tác của ông.

Thế nhưng đối chiếu với thực tế đời sống chính trị mà ông đang nuôi dưỡng, điều hành ở các địa hạt do ông cai quản, PQN trở nên mờ ảo, nhạt nhẽo . Không thấy ông phát ngôn hay đưa ra các quyết sách có tính’’đột phá cách mạng’’ làm nổi bật thủ đô – địa bàn quan trọng nhất nước. Ngược lại, chỉ mới có một thử thách nhỏ do thiên tại gây ra (chứ chưa phải địch họa cháy nhà, chết người) BTTU PQN đã cuống lên đổ vấy cho…Dân, thể hiện rõ nhất trong trận lụt kỷ lục ở miến Bắc – Hà nội hồi tháng 7, 8 năm 2008. Bão đi, nhân dân đang nỗ lực thu dọn hậu quả, thì ngày 2 tháng 11 năm 2008, phóng viên Vietnamnet phỏng vấn qua điện thoại về tình hình chống lũ của địa phương, ông BTTU bức xúc ’’phụt ra’’:

“Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm…”.

Câu nói này đã gây phản ứng dữ dội trong nhân dân và chính trường. Rồi kịp trấn tĩnh lại, 3 ngày sau ông thừa nhận:

“Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người”. (câu nói đã)’’gây nên sự bức xúc cho dư luận, và bị phê phán”. Nhãn quan chính trị của PQN thật hẹp hòi. Chính ông, đảng bộ của ông và hệ thống chính quyền được đảng của ông thiết lập , trang bị đến tận răng mà còn không làm gì được huống hồ, tại sao lại trách Nhân dân.

Đây đúng là khẩu khí phản ánh năng lực của người được TBT NPT đánh giá cao nhưng thực chất trái ngược.

Một sự kiên thứ hai đã ghi dấu ấn cho gần 8 triệu đồng bào công giáo cả nước: Dung túng cho thuộc cấp cướp vài mảnh đất của giáo hội địa phận Hà Nội định chia nhau… giao dân phản đối… thay vì vận động, thuyết phục , chân thành, PQN lại để cho đám hạ thuộc cậy quyên ra tay đàn áp… rồi chĩa mũi nhọn vào người lãnh đạo giao phận HN – Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, bằng một quyết định hành chính mang tính trả thù khiến ông TGM phải từ chức… Việc chỉ đạo của BTTU PQN đã đào thêm chiếc hố ngăn cách giữa hàng chục nghìn giao dân HN và tất cả giáo dân cả nước… khiến uy tín của đảng CSVN bị giảm sút trong công tác tôn giáo của đảng.

Thế mà chẳng hiểu sao TBT, BCT lại vẫn dự kiến đẩy PQN lên vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước ?

Chua hết : Ngày 21 tháng 7, NPT vẫn cử PQN thay mặt ĐCSVN đi thăm nước Mỹ trong khi Bộ trưởng Ngoai giao Hoa Kỳ mời đích danh BTNG Phạm Bình Minh lại không được đi. Cuôc đi thăm trái khoắy này có thể gủi tới chính giới Hoa Kỳ lời hứa hẹn gì, hay giới thiệu trước với họ đây là TBT tương lai của VN. Nhưng sau một tuần trên đất Mỹ, tiếp xúc với Thượng nghị sĩ John McCain – (một chính khách có vai vế, có công trong việc khiến HK bình thường hóa quan hệ với VN), bàn dân thiên hạ mới rõ :’’TBT ĐCSVN tương lai’’ đến khiêu khích chính giới HK bằng việc đưa tặng 2 hai bức ảnh (ghi lại sụ kiện máy bay ông John lái bị bắn rơi xuống hồ Trúc bạch hồi năm 1967 (…). Vị khách không mời mà đến lại dở thói vô văn hóa, hạ nhục chủ nhà đang mất công tiếp đón mà lẽ ra họ chặn cửa không cho vào! Thế ra, chuyến đi của PQN không phải với mục đích thắt chặt quan hệ hữu nghi’’đưa lên tầm cao mới’’, mà lại là hạ nhục đối tác, một cách hành xử thấp kém, hạ đẳng, hoàn toàn không phải là cách giao tiếp của người Việt bình thường – chứ chưa nói đến chính khách tầm cỡ quốc Đảng – TBT tương lai của CSVN. Cách hành xử của PQN chỉ như nhằm lấy lòng giới cầm quyền Bắc Kinh , một cách’’tự tiến cử’’, bắt chước, nhằm chứng minh lòng trung thành với họ, mong có được sự chiếu cố !

Dư luận trong chính giới, và nhất là phe đối lập, PQN không thể cáng đáng nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới .

Tất nhiên Người được NPT chọn ngoài PQN, trên thực tế còn có các con bài khác có thể thay thế làm vừa lòng ‘’thiên triều’’, trước hết là Phùng Quang Thanh, đương kim UV BCT, Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khóa 10 ông đã từng có dư luận đưa lên làm chủ tịch nước ở khóa 11! Phùng Quang Thanh có thể làm TBTkhông ?Chúng ta sẽ xem khả năng BTQP họ Phùng ở bài viết sau?

Tác giả Diệp Kính Thiên

Nguồn: Internet
Bình luận với Facebook:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét