Trước lúc nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền dính tai tiếng khi chỉ trong vòng 5 tháng đã kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ tại Thanh tra Chính phủ. Lật lại hồ sơ công tác cán bộ của Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc, cũng chỉ trong khoảng thời gian 5 tháng trước khi rời VPCP để lên chức Phó thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã kịp kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ khủng khiếp hơn nhiều. Mục đích chính của Nguyễn Xuân Phúc là vơ vét càng nhiều càng tốt để chuẩn bị cho nấc thang quyền lực tiếp theo mà ông ta đã nhắm đến.
Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc |
- Ngày 7/11/2010, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký cùng lúc 11 quyết định bổ nhiệm:
- Ông Đỗ Xuân Hưng và bà Trần Bích Ngọc (chuyên viên) giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng;
- Bà Nguyễn Thị Thủy giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính; ông Nguyễn Văn Hưng giữ chức Hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành; ông Lê Hải Đào giữ Hàm Vụ phó Cục Quản trị;
- Ông Hồ Đình Chinh giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo - Văn xã;
- Ông Phạm Sỹ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp; ông Nguyễn Quốc Việt giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính; ông Nguyễn Xuân Sơn giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hành chính-quản trị II; ông Đặng Trọng Lương giữ chức Giám đốc Nhà khách Tao Đàn; ông Nguyễn Văn Thanh giữ chức Phó Giám đốc Hội trường Thống nhất;…
- Hơn một tháng sau, ngày 20/12/2010, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc ký tiếp 11 quyết định từ số 2075 - 2085/QĐ-VPCP để bổ nhiệm:
- Ông Ngô Hải Phan (Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ) giữ chức Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Ông Nguyễn Duy Hoàng (chuyên viên) giữ chức Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Ông Nguyễn Hoàng Tuấn (chuyên viên) giữ chức Chánh Văn phòng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; Bà Vũ Vân Anh (chuyên viên) giữ chức Phó Chánh Văn phòng Cục;
- Hàng loạt các chuyên viên được bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng: Bà Đỗ Thái Hà; Bà Lê Thị Kim Hoa; Ông Nguyễn Văn Thịnh; Trần Quang Hồng;…
- Nửa tháng sau, ngày 5/1/2011, ông Phúc ký tiếp 4 quyết định số 01, 02, 03 và 05/QĐ-VPCP để bổ nhiệm:
- Ông Tô Văn Tuấn (Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, Bộ Công Thương) giữ chức Phó Tổng Biên tập Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Bà Hoàng Thị Thu Hiền và bà Cao Nhật Quang giữ chức Phó phòng Công báo;
- Bà Hoàng Thị Hà (nhân viên nhà khách 37 Hùng Vương) về làm chuyên viên Văn phòng Công đoàn.
- Đúng một ngày sau, ngày 6/1/2011, ông Phúc tiếp tục ký thêm 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ cho Trung tâm Hội nghị Quốc tế (TTHNQT) và Trung tâm Hội nghị Quốc gia (TTHNQG):
- Bà Trần Thị Việt Anh giữ chức Trưởng phòng Tài vụ (TTHNQT);
- Ông Đinh Xuân Hợp giữ chức Phó trưởng phòng Phòng Kế hoạch; bà Phan Thị Hồng giữ chức Phó trưởng Phòng Phòng Tài vụ (TTHNQT);
- Ông Vũ Quang Lâm giữ chức Trưởng phòng Phòng Quản trị (TTHNQG);
- Ông Phan Xuân Đô và ông Nguyễn Giang Sơn giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Quản trị; bà Dương Thị Thu Hương giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp (TTHNQG);
- Ông Phạm Thanh Quang và bà Hoàng Thị Huyền Châu giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Kế toán - Tài vụ; bà Nguyễn Lan Hương giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Kế hoạch; ông Phùng Đức Chiến giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp (TTHNQG);
- Bốn ngày sau, ngày 10/1/2011, ông lại tiếp tục ký 14 quyết định số 46, 48/QĐ-VPCP, từ số 51 đến 61 và 71/QĐ-VPCP để bổ nhiệm:
- Ông Đặng Duy Hưng (nhân viên nhà khách 108 Nguyễn Du) giữ chức Phó Chủ Nhiệm Nhà khách 108 Nguyễn Du;
- Ông Nguyễn Trọng Dũng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp;
- Bà Nguyễn Thị Thúy (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Lưu trữ, Vụ Hành chính;
- Ông Lưu Văn Sáu giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp;
- Ông Phạm Vũ Hùng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc tế;
- Bà Cao Thị Lệ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ;
- Ông Nguyễn Văn Hòa giữ chức Vụ trưởng thuộc Vụ Quan hệ quốc tế;
- Ông Nguyễn Thanh Hải giữ chức Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế;
- Ông Tạ Công Hoan, ông Nguyễn Đình Hào và bà Vũ Thị Mai giữ Hàm Vụ phó Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ;
- Ông Đậu Xuân Cảnh và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung giữ Hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo - Văn xã;…
- Khoảng 3 tháng sau, ngày 22/4/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc ký tiếp 4 quyết định số 447, 448, 456, 457/QĐ-VPCP để bổ nhiệm:
- Bà Nguyễn Thị Hải Yến (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Nhà làm việc Chính phủ, Cục Quản trị;
- Bà Nguyễn Ngọc Lê Trân (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tài vụ, Hội trường Thống Nhất;…
- Liên tiếp 2 tuần sau đó, ngày 6/5/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký tới 16 quyết định bổ nhiệm:
- Ông Nguyễn Trọng Dũng (trước đó đã được ông Phúc bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp trong quyết định ngày 10/1/2011) tiếp tục được ông Phúc cho giữ chức Vụ trưởng, hất cẳng bà Nguyễn Kim Toàn (đang là Vụ trưởng vụ này) về làm giúp việc Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
Ông Nguyễn Trọng Dũng, người từ cấp chuyên viên được Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc liên tục đưa lên chức Vụ phó rồi Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp chỉ trong vòng 4 tháng trước khi rời nhiệm sở |
- Ông Trương Hồng Dương (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
- Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó phòng Thi đua Khen thưởng) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
- Ông Nguyễn Hữu Lâm (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương;
- Ông Lê Vũ Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Nội chính;
- Ông Nguyễn Quốc Hùng và và ông Vũ Quang Lâm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc gia;
- Và hàng loạt quyết định thăng Hàm Vụ trưởng cho: Bà Nguyễn Thị Xa (Vụ Tổ chức cán bộ); ông Đào Trọng Trường (Vụ Nội chính) và ông Nguyễn Văn Vy (Vụ Kinh tế ngành). Hàm Vụ phó cho: ông Lê Hồng Minh (Vụ Kinh tế ngành); bà Nguyễn Lệ Thủy (Vụ Pháp luật); ông Nguyễn Văn Hiền, bà Nguyễn Ngọc Quỳnh và ông Trịnh Anh Tuấn (Vụ Kinh tế ngành)...
Như vậy, chỉ vỏn vẹn trong khoảng 5 tháng trước khi rời nhiệm sở, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã ký hàng trăm quyết định bổ nhiệm, trong đó có ít nhất 15 Vụ trưởng, 35 Vụ phó và gần 50 Trưởng, Phó phòng. Một cán bộ công tác lâu năm tại VPCP cho biết, luật bất thành văn ở đây dưới thời Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc là “giá” để được bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ trung bình khoảng 300 nghìn USD nhưng giai đoạn ông Phúc trúng Bộ Chính trị, chuẩn bị lên chức Phó thủ tướng, ông đã biết cách làm giá tới 500 nghìn USD/suất. Nếu nguồn tin trên chính xác thì với hàng trăm quyết định bổ nhiệm mà ông Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã ký thì khoản tiền thu về cũng xấp xỉ 500 tỷ đồng. Một con số khủng khiếp!
Cũng kiểu đục khoét, vơ vét như Trần Văn Truyền nhưng thủ đoạn của Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc lại ở đẳng cấp cao hơn nhiều |
Sau vụ ông Truyền bị phát hiện, tại VPCP đã bắt đầu xầm xì về hàng trăm cán bộ mà ông Phúc bổ nhiệm trước khi lên chức PTT, hầu hết số cán bộ này đều thiếu năng lực và không chịu làm việc, trong khi nhiều cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao thì lại chấp nhận số phận chuyên viên. Chính người kế nhiệm là ông Vũ Đức Đam đã rất đau đớn phải thốt lên khi được phỏng vấn về nạn chạy công chức: “Ngay tại Văn phòng chính phủ, có chuyên viên làm cả thứ 7, Chủ nhật không hết việc, nhưng có những người lại chẳng làm gì!” (Họp báo VPCP ngày 29/1/2013).
Cả tuần nay, trước thông tin khối tài sản tham nhũng nhiều nghìn tỷ của ông Nguyễn Xuân Phúc bị nhân dân phanh phui, thêm nghi án dùng phóng xạ đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh, uy tín của ông Phúc gần như chẳng còn gì, tại VPCP thì thầm nhỏ to, người vui, kẻ buồn. Trong đó, cả trăm cán bộ mà ông bổ nhiệm chính là những kẻ lo lắng nhất, bỏ ra mấy trăm ngàn USD để chạy chức nhưng chưa kịp gỡ vốn thì vị thế của ông Phúc đã lung lay, đồng nghĩa với vị trí của hàng loạt cán bộ này ảnh hưởng theo khi cơ quan chức năng vào cuộc.
Tôi đoán trang CDQL nà của bọn "PHẢN ĐỘNG" bọn "RÂN CHỦ"bọn "CỜ VÀNG 3 que". Nếu đúng thì bọn lày quá rỏi .Chúng thu thập được toàn tài liệu thuộc hàng "MẬT". Hoa Nam tình báo cục phải cắp sách sang An Nam ta mà học bọn lày.
Trả lờiXóaĐể chỉ rõ các luận điệu vô căn cứ của trang Chân dung Quyền lực này, quần chúng nhân dân cần hiểu rõ một số vấn đề sau:
Trả lờiXóa- Trước các sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là trước thềm Đại Hội Đảng, các thế lực thù địch, phản động luôn dùng chiêu bài nói xấu bôi nhọ, tung tin đồn thất thiệt về các lãnh đạo cao cấp của Nhà nước ta. Đại hội lần tới cũng không là ngoại lệ.
- Trong Chính phủ và cơ cấu của Đảng, Phó Thủ tướng NXP được phân công các nhiệm vụ: chống tham nhũng, buôn lậu, ma túy, giao thông và dưới sự chỉ đạo của PTT các lĩnh vực này có nhiều chuyển biến tích cực và bước đầu được nhân dân đánh giá cao. Bằng chứng là trong các năm qua nhiều vụ án tham nhũng lớn được đưa ra xét xử.
- Với các thành tích và đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước, PTT NXP không chỉ được quần chúng nhân dân tín nhiệm, mà ngay cả trong Kỳ bỏ phiếu tín nhiệm 2014 cũng được các đại biểu quốc hội ghi nhận, với số phiếu Tín nhiệm cao lên tới 356 phiếu, Tín nhiệm 226. Nguồn: http://vnexpress.net/su-kien/ket-qua-lay-phieu-tin-nhiem-2014/
- Các vấn đề mà trang Chân dung Quyền lực tập trung khai thác để bôi nhọ PTT NXP như tài sản trong nước, ngoài nước, đề bạt ồ ạt, con rể Vũ Chí Hùng... và đặc biệt là đầu độc Nguyễn Bá Thanh, hoàn toàn vô căn cứ. Các văn bản, hình ảnh cóp nhặt trên mạng và lồng ghép với các chữ ký con dấu của các tổ chức có liên quan, nếu tinh ý và có chút hiểu biết về Photoshop đều thấy rất rõ.
- Đa phần các trang mạng phản động như Chân dung Quyền lực đều dùng thủ đoạn: khi đưa ra 1 vấn đề bất kỳ thường lồng ghép 2, 3 ý đúng và 7,8 ý xuyên tạc, nên tạo cho người đọc cảm giác nguồn tin là chính xác, sau đó, dần dần đưa vào các đánh giá cảm tính, chủ quan vô căn cứ vào các bài viết của mình.
Quần chúng nhân dân cần tỉnh táo với âm mưu và thủ đoạn đê hèn này để chúng ta cương quyết loại bỏ các con sâu trong bộ máy quản lý nhà nước, nhưng không bỏ sót các nhân tố tốt.